Thăm viếng Athens quê hương của Socrate

#DuLịchThếGiới #RongChơiBiểnĐịaTrungHải

Thăm viếng Athens quê hương của Socrate, tôi nhớ tới cuộc đời dạy học của Ông. “… Cuộc đời dạy học của Socrate giống với chúng ta.

Ông sanh ra và lớn lên trong một thành phố dân chủ, thuộc thời đại huy hoàng của nền văn minh ở đây. Đó là thời đại Pericles. Trong một khoảnh khắc nhỏ của lịch sử, nền văn minh ở đây bùng nổ, chiếu sáng nhiều ngàn năm, ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn minh nhân loại, từ đó đến nay. Nhiều triết gia nổi tiếng, và nhiều văn nghệ sĩ lừng danh đã sống và tạo nên thời đại này.

Ông cũng sống trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn, giữa hai thành bang làm nên xã hội Hy Lạp ngày xưa, là Athènes và Spartes. Chế độ dân chủ Athenes thua chế độ quân phiệt độc tài Spartes.

“…Lúc đó Socrate được 65 tuổi. Lúc đó Athenes rớt xuống hố sâu: bị kẻ thù tàn phá xâm lăng, bị những triết gia ngụy biện và đồ đệ của họ phá hủy hết những thần thánh, những định chế, và bị lung lạc không còn yêu Tổ Quốc nữa, hơn thế Athenes còn phải chịu sự cai trị của nhóm người do ngoại bang trả lương.

Tuy nhiên những tàn bạo của nhóm 30 nhà độc tài này làm cho dân chúng Athenes phản ứng, muốn trở về với chế độ dân chủ. Trong thành phố Athenes đang cố gắng hồi sinh này, Socrate cố gắng hơn bao giờ hết để soi sáng tuổi trẻ hoang mang và không biết hướng đi, về cái mà ông gọi là Thiện tối thượng.” (trích Tư Tưởng Sư Phạm, nxb Trẻ năm 1972 ở Sài Gòn, trang 10-11).

Thời tuổi trẻ Socrate học với những nhà ngụy biện nổi tiếng ở Athenes. Tuy nhiên ông cố gắng tránh và thoát khỏi thái độ hoài nghi toàn diện của mấy ông Thầy nầy. Ông không đồng ý với Protagoras rằng tất cả phát nguồn từ cảm giác, và con người khả giác là thước đo lường mọi chuyện. Ông cũng không đồng ý với Gorgias rằng không có gì hiện hữu cả, do đó không thể có hiểu biết thật sự. Ông tin nơi một Thương Đế duy nhất, Thượng đế này là sự thể hiện tối cao của Thiện.

“… Trong khi dạy học, Socrate thường hay chỉ trích mạnh mẽ những khiếm khuyết cũa chế độ dân chủ đang hồi sinh (chẳng hạn như việc rút thăm hên xuôi để được làm Thẫm Phán), vì vậy ông bị người ta tố cáo làm suy đồi tuổi trẻ, và muốn đem những Thượng Đế mới thay thế cho Thượng Đế đang có cũa chế độ. Ông bị kêu án tử hình vào năm 399, và bị bắt buộc uống thuốc độc chết. Cái chết bất công này làm cho tên tuổi của ông biểu tượng cho sự hy sinh vì tư tưởng Tự Do.” (trích Tư Tưởng Sư Phạm, nxb Trẻ năm 1972 ở Sài Gòn, trang 11-12).

Socrate là một ông Thầy dạy học, chớ không phải là lý thuyết gia, nên ông không để lại một tác phẩm nào. Tại Hy Lạp Triết học được phát sanh ngoài trời, dưới ánh nắng, khi mà giới trẻ ở đây mệt nhọc sau những buổi luyện tập thể thao, đứng dưới bóng cây trò chuyện với Socrate về Thiện và Ác, Phải và Quấy, về ý nghĩa cuộc đời. Trong số người trẻ tuổi nầy, một vài người có ghi lại những đối thoại với Socrate, như Xenophon, Platon, Aristote v.v…, nhờ đó ngày nay chúng ta mới hiểu được tư tưởng của Ông, người Thầy lớn của nhân loại.

Tư tưởng của Socrate có thể tóm tắt trong 3 điểm: một quan niệm Tâm lý, một quan niệm Triết lý và một quan niệm Sư Phạm. Tâm lý học của ông dựa vào Ý Niệm. Theo Ông đằng sau những dữ kiện khả giác, có những Ý Niệm bất biến, độc lập đối với dữ kiện. Triết học của Ông có tánh cách đạo đức, dùng Ý Niệm để giải quyết những vấn đề trí thức và hành động đặt ra.

“…Khoa Sư Phạm của ông sở dĩ có là do nhu cầu cần phải đưa con người tới chỗ biết sử dụng dụng cụ căn bản mà chúng ta vừa nói, đó là Ý Niệm. Đối với Socrate, giáo dục không phải là dạy những cơ chế lý luận, để giúp học trò có thể thuyết giảng về sự sai lầm hay chân lý. Giáo dục cũng không có nghĩa là nhồi sọ những công thức truyền thống, mà không được phép thảo luận. Giáo dục cũng không nhằm mục đích làm cho con người phải mất hút trong đám đông, hay nhằm mục đích làm cho con người phải tách rời khỏi dám đông để cai trị nó, điều này cũng là một cách khác để chìm đắm trong đám đông. Giáo dục nhằm cho con người tìm thấy chính mình nơi mình. Muốn được như vậy, nó phải chống lại mọi sự xã hội hóa, nó phải phát sanh ra chủ nghĩa cá nhân.” (trích Tư Tưởng Sư Phạm, nxb Trẻ năm 1972 ở Sài Gòn, trang 13-14).

Chính vì Ông chống lại quan niệm giáo dục là xã hội hóa, nhồi sọ đứa trẻ theo chiều hướng bỏ quên chính mình, chìm đắm trong đám đông, chính quan niệm giáo dục là giúp đứa trẻ tìm thấy chính mình, và giá trị tiềm ẩn của mỗi cá nhân riêng biệt, chính quan niệm này làm cho xã hội đương thời quyết định giết chết ông. Những công dân thành phố Athenes có nhiệm vụ xử tội Socrate từ chối coi ông là bình minh của ngày giải phóng họ, ngược lại cho ông là phản động xúi dục tuổi trẻ chống lại họ, và sự ngu xuẩn của họ.

“…Rốt cuộc Socrate là nạn nhân của sự ngu dốt ông đã bỏ cả đời để chống lại… Socrate là tấm gương sáng cho Nhà Giáo, một người phục vụ cho Chân Lý và Thiện.

Người ta thường cho rằng Socrate là một người đặt câu hỏi hay nhất của nhân loại. Điều này rất đúng. Nhưng nói như vậy là hạn chế kinh khủng tầm quan trọng của một người đã đem hết đời mình để phục vụ cho Giáo Dục, Chân Lý và Đạo Đức. Một cuộc đời can đảm trên phương diện quân sự cũng như công dân, trên phương diện trí thức cũng như đạo đức.

Trong suốt 40 năm trời, Ông đã dạy cho người dân thành Athenes phải thấy rõ chính mình để hành động hợp với Lẽ Phải và Lương Tâm. Trong suốt 40 năm trời Ông đã nổ lực chống lại ảnh hưởng tai hại của những triết gia Ngụy Biện, hoài nghi tất cả, và không tin tưởng nơi bất cứ cái gì. Và khi tất cả đều sụp đổ, và khi chính những Thần Thánh của Athenes cũng có vẻ như bỏ rơi họ, người ta chỉ còn nghe được có một tiếng nói của Ông, tiếng nói đem lại cho họ niềm tin nơi một tương lai tươi sáng hơn, bằng cách làm cho họ thấy được những lực lượng xây dựng nơi chính họ, đó là những đức hạnh.

Và chính bản thân Ông cũng có những đức hạnh cao cả nhất, đó là tình yêu Chân lý và sự can đảm dám nói lên Chân Lý này. Sống như Ông đã sống, và chết như Ông đã chết, Ông đã để lại cho nhân loại một tấm gương sáng cho tất cả những ai muốn hành nghề dạy học. (trích Tư Tưởng Sư Phạm, nxb Trẻ năm 1972 ở Sài Gòn, trang 19-20).”

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Trích sách “42 năm sống ở Mỹ: Được gì, Mất gì?” (1)

#Lethanhhoangdan #NhữngNgàyHưuTrí
#ThànhPhốNewYork #NướcMỹnơitôiđangsống #42nămsốngởMỹ   

Hơn 3.000.000 người Ukraine đang tỵ nạn chiến tranh, làm tôi nhớ tới mình và dân miền Nam năm 1975. Chúng tôi may mắn.

“… Tháng 7 năm 1975, hai tháng sau khi đặt chân đến Mỹ, vợ chồng tôi đã mướn nhà sống riêng, bắt đầu cuộc đời độc lập và tự do ở đây.

Tôi đi tìm việc làm, xong vừa làm vừa học, xong làm việc Phố Wall, cần cù làm việc suốt đời. Ngày hưu trí tôi ở không chu du thiên hạ. Con cái của tôi đều sống riêng. 42 (47?) năm nhìn lại thấy cuộc đời ở đây hay quá. Giấc mơ Mỹ đã đến với tôi.

Nếu các bạn chỉ nhìn điểm bắt đầu và kết thúc, các bạn thấy tôi sướng quá. Nhưng vấn đề khó là quá trình làm việc và tranh đấu để đạt được ngày hôm nay. Một người nào đó đã nói rất đúng. Đời là một hành trình. Thú vị nằm ở hành trình, ở những việc làm hàng ngày, không phải ở điểm bắt đầu, hay điểm kết thúc.

Lúc ra riêng gia đình tôi nghèo lắm. Tôi đã ra đi với hai bàn tay trắng. Lúc dọn nhà, tôi vẫn chưa có việc làm. Xin việc làm đầu tiên thật gian nan. Đi tới đâu cũng bị chê. Xin việc lao động, cũng bị chê, “Over-educated”, ăn học nhiều quá thiếu kinh nghiệm làm việc tay chân. Không dám xin việc văn phòng, vì chưa đủ ngôn ngữ, kinh nghiệm.

Tuyệt vọng quá, tôi đi xin “Welfare” và “Food Stamps”. Đó là những món tiền cho người nghèo nhất trong xã hội, giúp họ sống qua ngày, chờ lúc có việc (có job). Tuy nhiên khi tôi được chấp nhận những phúc lợi an sinh xã hội này, tôi đã tìm được Job (việc làm). Đó là một việc làm lương tối thiểu, làm nhiều, lương ít, làm việc rất cực khổ.

Tôi làm việc cho một công ty bảo vệ (security guards). Nói cho oai, chớ thật ra chúng tôi đâu có sức bảo vệ ai. Chỉ mặc đồng phục rất oai vệ, đứng gác hãng bánh, bến tàu, các cao ốc ở đão Manhattan mà thôi. Khổ nhất là những lúc đi gác bến tàu. Lúc đó tôi phải làm việc một ngày 12 tiếng. Đi từ New York qua bến tàu ở tiểu bang New Jersey là 2 tiếng. Trở về cũng 2 tiếng. Mỗi ngày tôi chỉ ở nhà có 8 tiếng, để tắm rửa, ăn uống, và ngủ. Lúc tôi đi, ở nhà không có ai, vợ đi làm, con đi học. Lúc tôi về, ai cũng đã ngủ.

Ngồi gác bến tàu, mỗi ngày tôi ngó lưng của bà Nữ Thần Tự Do, nên những lúc chán nản, tôi thường nói Nữ Thần nầy ngó về phía Âu Châu, thiên vị người da trắng, không bao giờ chịu ngó về phía một người Việt Nam xấu số, do tình cờ của lịch sử được sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, nên phải đến đây chịu cực khổ như vầy.

(Bây giờ Cộng Sản gọi chúng tôi là khúc ruột ngàn dặm, nhưng lúc mới vô, họ coi chúng tôi như Mỹ-Ngụy, gia đình nào con cái cũng đấu tố cha mẹ, cũng có người đi trại tập trung cải tạo, cũng mất hết tiền xuyên qua các đợt đổi tiền, đánh tư sản).

Hãng tôi làm có nhiều trí thức các nước khác, đặc biệt những nước Đông Âu. Những lúc chán nản, tôi nói chuyện với họ. Người nào cũng kỷ sư bác sĩ hay giảng sư đại học, cũng như tôi đang vừa làm vừa học lại. Anh chàng tôi thích nhất đã từng là giảng sư ở Tiệp Khắc, đã đậu bằng PhD Tâm Lý Học. Anh học cao hiểu rộng, lại giỏi về môn tôi từng dạy ở Sài Gòn, nên tâm đầu ý hợp. Nhờ nói chuyện với họ, tôi mới đủ can đảm mạnh dạn tiếp tục làm việc. Vừa làm vừa học như họ.

Hai năm đầu tiên ở Mỹ, tôi chưa dứt khoác hẳn với quá khứ. Tôi vẫn còn luyến tiếc thời dạy học, viết văn, làm sách ở Sài Gòn.

Nên tôi đã học hơn 60 credit PhD Triết học ở đại học CUNY. Ngồi trong chòi canh ở bến tàu, tôi có nhiều thời giờ đọc sách. Học đại học ở đây đọc sách rất nhiều, nhất là môn Triết Học.

Ngày nay, hơn 38 (43?) năm bỏ Triết Học, tôi đã quên gần hết những gì đã học, chỉ còn nhớ mình vất vả với Triết học Mỹ, hoàn toàn chú trọng đến những vấn đề về logic và ngôn ngữ (philosophy of language), tôi chưa bao giờ nghe nói tới ở Sài Gòn…”

(Trích sách “42 năm sống ở Mỹ: Được gì, Mất gì?” thuộc bộ sách 9 quyển “Nước Mỹ nơi tôi đang sống” của Lê Thanh Hoàng Dân, đã phát hành trên Amazon và BookBaby)

Posted in Uncategorized | Tagged , , , , | Leave a comment

Điểm Sách “Thành Phố New York” của Lê Thanh Hoàng Dân

Cảm nghỉ của độc giả về sách “Thành Phố New York” của Lê Thanh Hoàng Dân:

 

(1) Vann Phan, nhà văn nhà báo nổi tiếng hiện nay ở hải ngoại, BA Báo Chí, MS Anh Văn, nguyên Tổng Thơ Ký báo Người Việt, nhận định gì?

 

“Có rất nhiều sách viết về tiểu bang New York và Thành Phố New York, bởi vì New York vốn là cửa ngỏ đón nhận những di dân và người tị nạn đầu tiên đến Mỹ định cư, được coi là cái nôi nuôi dưỡng di dân từ bốn phương trời đến sinh sống tại Mỹ, với biểu tượng là Tượng Nữ Thần Tự Do cầm đuốc với ngọn “lửa thiêng soi toàn thế giới” trước hải cảng New York.

 

Nhưng phần lớn những quyển sách đầu tiên viết về New York đều phản ảnh cái nhìn từ phía người  Âu Châu, và mãi về sau này mới có sách của người Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Hoa và Đại Hàn.

 

Quyển “Nước Mỹ nơi tôi đang sống: New York” là một trong những quyển sách đầu tiên về tiểu bang và thành phố New York nhìn từ góc độ của một di dân và một người tị nạn Việt Nam.

 

Dưới mắt của tác giả Lê Thanh Hoàng Dân, New York không những chỉ là Tượng Nữ Thần Tự Do, là Wall Street, là Times Square, là The New York Times, là Phố Đại Hàn, là Chợ Tàu, là Phố Sài Gòn Nhỏ… mà còn là thế giới của rất nhiều loài hoa khoe sắc, từ hoa anh đào và hoa mẫu đơn cho tới hoa monet và hoa thủy tiên, thậm chí bông sen, bông súng cũng có nữa.

 

Quyển sách vừa chứa đụng những chi tiết chính xác như được lấy ra từ thư viện mà cũng vừa đầy những tình tiết sống động của một cư dân và cũng là một khách du lịch nữa.”

 

(2) Nguyễn Vy Khanh, nhà phê bình văn học nổi tiếng hiện nay ở hải ngoại, tác giả bộ sách “Văn Học Miền Nam 1954-1975″, nhận định gì?

 

“Sau cuốn “42 Năm Sống Ở Mỹ”, giáo-sư Lê Thanh Hoàng Dân đã cho ra mắt quyển 1 – Thành Phố New York của bộ Nước Mỹ Nơi Tôi Đang Sống trong cùng năm nay 2018.

 

Cách trình bày khá mỹ thuật, bắt mắt – từ bìa sách đến phụ bản kèm theo bài viết, đã đưa người đọc đến với một nội-dung thật đặc-biệt. Thật vậy, tác-giả đã có cách riêng của ông khi trình bày và giới thiệu thành phố lớn nhất nước Mỹ về dân số cũng như tầm quan-trọng quốc-gia và toàn cầu về kinh tế, thương mại cũng như ngoại giao và lịch-sử.

 

Đây không phải là sách du lịch theo nghĩa quảng cáo, chào mời, cũng không phải là bút ký du lịch trong đó người viết ghi lại những nơi đã đi qua để khoe với người đọc như phần lớn các sách du lịch của người Việt đã xuất-bản ở hải-ngoại từ hơn hai thập niên qua.

 

Đây là tâm tình của một người Việt, một gia-đình gốc Sài-Gòn, đã phải rời bỏ quê-hương đến đây định cư, làm lại cuộc-đời hơn bốn thập niên, từ con số không đến ngày có thể về hưu và du lịch khắp nơi.

Đây là tâm tình của một cư dân gốc Việt đã sinh sống ở thành phố New York trong suốt thời-gian đó, đã vươn lên từ những cố gắng để sống còn, học lại và làm lại cuộc-đời mới nơi đây.

 

Qua 8 chương sách và qua mỗi địa danh, công viên, nhà cửa, đường phố, tác-giả đã kể lại quá-khứ lịch-sử, hình thành và thăng trầm của mỗi địa điểm, lễ lạc, sinh hoạt xen kẽ với những liên hệ cụ thể của chính tác-giả, từng sống, làm việc hoặc thăm viếng, tham gia các sinh hoạt ở những nơi đó.

 

Ông đã bắt đầu với “Những mùa tháng Tư New York”. Tại sao lại tháng Tư mà không là một tháng ngày khác? Vì gia-đình tác-giả đến định cư ở đây là do biến cố tháng Tư đen 30-4-1975. Trong “Lời nói đầu” tác-giả cho biết: “mỗi năm tháng Tư lại về, lòng tôi xao xuyến, nhớ mông lung về giấc mơ ban đầu. Rồi mỗi năm tháng Tư lại qua, tôi lại thôi, tiếp tục sống cuộc đời bình thường ở Mỹ, như một người Mỹ trung bình”. Sau đó, ông đưa người đọc đến với từng danh lam thắng cảnh thành phố New York và các mùa thời-tiết khác của một năm.

 

Quyển sách không những đã cho người đọc biết từng chi tiết (cả những bí mật và sự thực) về từng khu phố, con đường, mà khi gấp sách lại, người đọc đa cảm hoặc cùng thân-phận di tản, lưu vong, hoặc sẽ tiếp tục bồi hồi, tiếc nuối hoặc sẽ chấp nhận trôi theo dòng đời và lạc quan sống ngày hôm nay trong an vui, hạnh phúc.

 

Nguyễn Vy Khanh”

 

(3)  Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, tác giả bộ sách văn học miền Nam nổi tiếng xuất bản trước năm 1975 (Văn Học Nam Hà 1971-1973, Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam 1969, và Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp 1972) đã nói gì về “Bộ sách viết về Nước Mỹ” của Lê Thanh Hoàng Dân?

 

“Về những quyển sách mới của một người bạn:

 

Tôi quen biết Lê Thanh Hoàng Dân từ khi chúng tôi mới bắt đầu đi dạy học. Đã hơn năm mươi năm qua, lúc đó hai đứa cùng nhau quyết tâm cống hiến những hiểu biết, những suy nghĩ của mình vào những quyển sách mà mình thấy là có ích cho đời. Và Lê Thanh Hoàng Dân viết chung quanh những vấn đề giáo dục, tâm lý trong giáo dục, phương pháp giáo dục, ông sưu tầm các sách giáo dục Âu Mỹ thời danh để đọc để dịch để phân phối cho bạn bè đọc dịch. Cuối cùng ông xuất bản được một lô sách về vấn đề nầy có thể nói là đồ sộ. Đồ sộ từ đó và cho tới ngày nay.

 

Biến cố 75 cắt đứt chương trình làm việc của nhiều người trong đó có ông. Lê Thanh Hoàng Dân bỏ viết, bỏ nghiên cứu để mưu sinh, để lập lại cuộc đời trên đất mới.

 

Tuy nhiên con đường nghiên cứu quan sát, tìm tòi vẫn là con đường đi của Lê Thanh Hoàng Dân, trong nhiều lần du lịch ông quan sát, ông lên google hay vào thư viện địa phương để đọc để tìm hiểu thêm về lịch sử những địa phương, đền đài , cung điện, địa lý, di tích mà ông đì qua mà ông thấy.

 

Bạn sẽ biết được nhiều điều về thế giới qua những quyển sách của ông, chúng dẫn bạn đi thăm nhiều nơi mà bạn không có dịp, chúng đưa cho bạn những kiến thức khó thể có về những địa phương xa nơi bạn ở, chúng tâm tình với bạn.

 

Những quyển sách này đồng thời sẽ làm bạn ưu tư: Ôi sao xứ người đẹp đẽ tráng lệ như thế. Ôi sao những di tích ba bốn trăm năm của người ta còn giữ được cho tới ngày nay. Những ưu tư man mác buồn nhưng theo tôi rtất có ích lợi.

 

Bạn nên có những quyển sách mới của người viết cũ: Lê Thanh Hoàng Dân.

 

Nguyễn Văn Sâm”

 

(4) Cảm nghĩ của một độc giả ở Chicago:

 

“Vừa đọc xong quyển sách “Thành Phố New York” của giáo sư Lê Thanh Hoàng Đân mới vừa xuất bản với mặt bìa có hình tượng Nử Thần Tự Do rất hay.

 

Tôi chưa được đặt chân đến New York nên rất thích thú khi đọc quyển sách này và được hiểu biết thêm về New York .

 

Trong quyển sách nầy giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân viết rất nhiều chi tiết và tỉ mỉ về New York làm cho khi đọc tôi có cảm tưởng như đang học về sử ký hay đang du lịch tại New York , viết rỏ ràng , rất hay .

 

Giáo Sư đã dành rất nhiều thời giờ nghiên cứu về New York để viết ra quyển sách nầy , một công  trình rất là đáng khen ngợi và khâm phục .

 

Giáo Sư Lê Thanh Hoàng Dân viết về nhửng vườn hoa và nhửng loài hoa đẹp ở New York , nhửng nơi lịch sử của New York nhiều và nhiều lắm , quyển sách nên có trong tay và nên đọc .

 

Kinh Chúc giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân và người tình trăm năm cùng đại gia đình luôn được nhiều may mắn, hạnh phúc với nhiều sức khỏe tốt để được tiếp tục cho ra mắt thêm nhiều sách nửa .

 

Thân Kính

 

Ngọc Anh

(5) Đồng Trinh đến từ Arkansas vừa đoạt giải thưởng “Vinh Danh Tác Giả” với bài viết “Đời Tôi”.

 

Sống ở Arkansas, một tiểu bang nhỏ nhất, nhì nước Mỹ trên ba mươi năm nay, tôi như một bà nhà quê khi có dịp ra tỉnh.

 

Con trai tôi ngày xưa học ở Brown University, trường toà lạc tại thành phố Providence, Rhode Island, tiểu bang nhỏ út ít của Hoa Kỳ.

 

Mỗi lần thăm con, tôi thường bỏ ra vài ngày đi bus Greyhound xuống tận Atlantic City thăm anh chị và các cháu nơi đó.

 

Và cũng như bao lần, xe ngang qua Bronx, với những toà nhà xưa cũ. Rồi tiến dần vô New York City với nhiều thật nhiều building cao ngất ngưỡng, xe cộ nhích từ chút ,  phát nóng ruột.

 

Xa xa, ngay cảng New York, tượng Nữ thần Tự Do đứng hiên ngang ngoài đảo, tay chỉ về phía trời Âu.

 

Nơi tôi ở cũng bốn mùa rõ rệt, xuân về muôn hoa đua nở, hè đến thời tiết lên đến cả trăm độ F, mà mỗi khi chui vô xe mình có cảm giác như chui vô lò nướng. Vài tháng sau, lá chuyển màu đón thu, thu vàng trãi lá vàng rơi, gió chiều hiu hắt mang nhiều nhớ thương!

 

Rồi đông về lạnh buốt xương, tuyết đóng  thành băng, đường xá trơn trợt, cây cối trơ cành, trụi lá, bầu trời ảm đạm.

 

Vậy mà, trái với quê hương thứ hai nhỏ bé hiền hoà của tôi. New York luôn sinh động, ồn ào náo nhiệt quanh năm.

 

Tôi lúc đầu ái ngại khi đi trong mưa tuyết ở phố Tàu New York nhưng rồi lại vô cùng thú vị khi nhìn dòng người qua lại, đủ sắc dân, đủ lớp tuổi. Ai cũng khăn choàng, áo ấm dầy cộm, bước đi vội vã, tuyết vẫn rơi, vương vãi khắp trên người khách bộ hành.

 

Thật tình mà nói, New York trong tôi chỉ có bấy nhiêu thôi, cho đến khi đọc xong quyển-Thành phố New York-. Tôi giựt mình!

 

Trời ơi, New York sao mà bao la rộng lớn quá, muôn vàn kỳ hoa dị thảo mang ý nghĩa, xuất xứ vô cùng lạ lẫm mà tôi chưa hề biết.

 

New York với quãng trường Time Square mà tôi hằng nghe qua nhưng không biết vì sao có cái tên này, cũng như New York và vì đâu mà có được cái địa danh nổi tiếng nhứt trên thế giới….nhiều lắm, nhiều không kể xiết dưới ngòi bút của thầy Lê Thanh Hoàng Dân.

 

Bốn mươi hai năm sinh sống nơi này, ngoài những ngày làm việc cực khổ để lo cho gia đình, ngoài sự cần mẫn vừa làm vừa học để có được những mãnh bằng quý báu, thầy đã bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi về đời sống, thắng cảnh, di tích lịch sử vô cùng hữu ích.

 

Chỉ cần đọc quyển sách Thành Phố New York, chúng ta như đã và đang trãi qua những cuộc du ngoạn, khám phá rất nhiều điều hay, lạ, kỳ bí của cái tiểu bang nổi tiếng với những toà nhà chọc trời.

 

Xin cảm ơn thầy rất nhiều. Kính chúc thầy cô luôn khoẻ mạnh,an lành và hạnh phúc.

 

Rất mong được đón nhận những quyển sách tiếp sau này của thầy để độc giả có cơ hội mở rộng tầm mắt về nước Mỹ, nơi mà người Việt Nam đã vì hai chữ Tự Do mà đành bỏ xứ ra đi và nhận nơi đây là quê hương đến cuối đời.

 

Kính chào thầy.

 

Fort Smith, 09-12-2018

 

Dong Trinh.

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Điểm Sách”42 năm sống ở Mỹ: Được gì, Mất gì?” của Lê Thanh Hoàng Dân

Cảm nghỉ của độc giả về sách “42 năm sống ở Mỹ: Được gì, Mất gì?” của Lê Thanh Hoàng Dân.

 

(1)  Nguyễn Vy Khanh, nhà phê bình văn học nổi tiếng hiện nay ở hải ngoại, tác giả bộ sách “Văn Học Miền Nam 1954-1975“, nhận định gì?

 

“Cộng-đồng văn-hóa Việt-Nam cũng như một nền văn-học Việt-Nam hải-ngoại đã được chính thức hình thành sau biến cố ngày 30-4-1975.

 

Nếu nhìn lại hơn bốn thập niên đó thì hồi-ký đã là một hiện tượng và là một bộ-phận nổi bật với trên dưới 50 ấn phẩm. Hồi ký là tác-phẩm của một người trong một khung cảnh lịch sử mà các sự kiện lịch sử trội bật, phân tích của tác giả quan trọng vì người này có liên hệ đến những biến cố đó, trong khi với bút ký, tác giả về đời mình hay chuyện xưa mà tác giả là nhân chứng, nhưng cái riêng mạnh hơn cái khách quan.

 

Người viết hồi ký có thể là những nhân-vật quan trọng mà cũng có thể là bất cứ ai từng có liên hệ và kinh nghiệm xa gần với những biến cố lịch sử hoặc bên cạnh, cả nạn nhân của những biến cố đó!

 

Các tác phẩm này nói chung giúp nhiều cho sử gia nhưng người đọc cùng thời với tác giả dễ có những phản ứng có khi đưa đến tranh luận hay chiến dịch phản công. Cái thắng thua nếu có là tình người, là tình yêu không biên giới quốc cộng, là sự sống còn, là nguyện vọng sống an cư lạc nghiệp! Mặt khác, văn-chương không thể tách rời cuộc sống và quê-hương đất nước.

 

Với nhiều người thuộc thế hệ di dân thứ nhất, nói đến quê-hương là nói đến quá khứ, và thường là quá khứ của riêng họ.

 

Giáo sư LÊ THANH HOÀNG DÂN thuộc thế hệ di dân thứ nhất như vừa nói.

 

Ông vừa đóng góp vào bộ phận hồi-ký và bút ký hải-ngoại với bộ sách 42 NĂM SỐNG Ở NƯỚC MỸ: Được Gì, Mất Gì? và NƯỚC MỸ NƠI TÔI ĐANG SỐNG gồm 6 quyển.

 

Bộ NƯỚC MỸ NƠI TÔI ĐANG SỐNG gồm các bút ký du lịch cùng tâm tình, nhận xét của tác giả về đất nước Hoa Kỳ cũng là nơi ông sinh sống và làm lại cuộc đời sau biến cố 30-4-1975.

 

42 NĂM SỐNG Ở NƯỚC MỸ: Được Gì, Mất Gì? theo thiển nghĩ, khác với các hồi-ký và bút ký của các tác-giả người Việt cùng thế hệ di dân như tác-giả Lê Thanh Hoàng Dân.

 

Với 110 trang trong đó một phần ba là hình ảnh, hồi-ký của ông khá cô-đọng trong số lượng con chữ; nhưng từng con chữ là ngần ấy kỷ-niệm và trải-nghiệm, vui có, mà đau thương, khó nhăn cũng không thiếu.

 

Trong Lời Nói Đầu, ông cho biết: “Sách này ghi lại những suy nghĩ riêng tư của một người thường dân Việt Nam do tình cờ lịch sử được sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, gia đình con cái bị cuốn hút vô biến cố 30 tháng Tư năm 1975.

 

Cuộc đời của tôi giống phần nào đời các bạn sau biến cố lịch sử này, bị xáo trộn, bị cuốn hút trong vòng xoáy lịch sử, bánh xe lịch sử nghiền nát, cố gắng tranh đấu để sống, và xây dựng lại cuộc đời yên bình và hạnh phúc cho mình, và vợ con. Đây không phải là một cuốn sách chánh trị”.

 

Gia-đình ông đã được di tản đến Hoa-Kỳ sau biến cố Tháng Tư năm 1975.

 

Trong Phần 1 “Nỗi lòng người ra đi sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975”, ông kể: “Tôi ra đi cũng khổ lắm. Mặc dầu nước Mỹ rộng lượng và tốt với di dân, tôi cũng phải tranh đấu nhiều năm, mới sống được vững vàng, có chân đứng vững chắc trong xã-hội mới. Điều đầu tiên cần làm là quên quá-khứ, và bắt đầu lại” (tr. 7). Vì cũng như đối với tập thể người Việt tị nạn Cộng-sản lúc bấy giờ, ông đã nghĩ “Không còn quê-hương để về, phải sống bơ vơ và cô đơn dưới đáy xã-hội, tranh đấu ngoi lên, vừa làm vừa học, mệt và chán nản vô cùng…” (tr. 17).

 

Phần 2, “Nước Mỹ tuyệt vời với di dân và người tỵ nạn”, ông nhớ và kể lại những bước đầu hội-nhập khó khăn:

 

“Tôi đến đây với hai bàn tay trắng, và quyết tâm làm việc xây dựng cuộc đời mới.

 

Nước Mỹ là miền đất hứa của di dân. Ai bị đất nước họ ruồng bỏ, không sống được ở quê hương của họ cũng có thể đến đây tìm cuộc đời mới, giấc mơ Mỹ.

 

Sống dưới đáy xã hội, tôi vẫn còn chút kiêu hãnh dân tộc, không muốn thua chủng tộc khác đến đây trước tôi. Phải sống ra hồn, tôi là một người Việt Nam, tôi không thua ai, họ làm được tôi làm được…

 

Tôi thường xuyên tâm niệm phải sống cho ra hồn, xứng đáng, sống cuộc đời đáng sống, sống cho thế giới nể phục người Việt Nam Cộng Sản rêu rao là Ngụy, xấu, không cho sống cuộc đời đáng sống, xứng đáng. Sống ra hồn. Sống cho thế giới nể phục người Việt Nam. Định nghĩa thế nào là người Mỹ gốc Việt. Nói thì dễ. Làm rất khó.” (tr. 37).

 

Ông tâm sự với độc giả, cách riêng với giới trẻ: “Suốt 42 năm nay, tôi hình như có hai con người, với hai bậc thang giá trị khác nhau, chưa hội nhập hoàn toàn vô xã-hội Mỹ được” (tr. 53). Đây không phải chỉ riêng đối với tác-giả mà còn là “định mệnh”, là “bản ngã nhị trùng” của nhiều người Việt tị nạn trong các thập niên qua.

 

Trong phần cuối “Nhìn Về Tương Lai”, ông xác nhận: “mục-đích tôi viết loạt bài này là để nhớ lại một vài chuyện đã xảy ra trong 42 năm sống ở Mỹ. Nếu lần này tôi không nhớ được, quá-khứ và cuộc-đời của tôi ở đây sẽ bị chìm trong lãng quên. Những khó khăn hội nhập của tôi. Thảm kịch gia-đình tôi, hậu quả của cuộc chiến, sẽ biến mất như mây khói. Bài học và những trải nghiệm của tôi sẽ coi như vô nghĩa, không giúp ích cho ai cả” (tr. 94).

 

Vậy, sau 42 năm, ông và gia-đình đã mất gì và được gì? Ông tâm sự: “Mất nhiều lắm. Mất con gái lớn [“bị một người Mỹ khùng điên giết”]. Mất cả quá-khứ sống ý nghĩa. Đó là khoảng đời tôi sống vì lý tưởng, làm những việc tôi yêu thích, đóng góp thật sự cho đất nước…”. Và được gì? Đó là “được một đời-sống tự do, không sợ hãi. Được sự yên bình và bảo đảm tài sản tôi có, sẽ không có ai đến tịch thu (…) Được tương lai tươi sáng cho con cháu, mặc dầu gốc Việt-Nam, nhưng bây giờ là công dân Mỹ, sẽ sống cuộc-đời của một công dân Mỹ, không bị Tàu, hay Nga bắt nạt gì cả…” (tr. 95-96).

 

Gập sách lại, sẽ có độc giả chưa hài lòng vì tác-giả khiêm tốn, đơn sơ và có thể an nhiên, đã không kể nhiều hơn, chi tiết hơn, sống động hơn nữa.

 

Cái Tôi của tác-giả không được nhiều nét như với ở phần lớn các hồi-ký khác; dù vậy ở ông, đó là những nét thật dù chỉ là phác thảo.

 

Trước 1975, Lê Thanh Hoàng Dân đã là giáo-sư ở các trường trung học rồi đại-học và công chức cao cấp ở Trung tâm Học-liệu thuộc bộ Giáo dục.

 

Bên cạnh đó, ông còn làm nhà xuất-bản Trẻ và đã cho ra đời nhiều tác-phẩm về triết lý, giáo dục và văn-học. Nhưng đây là lựa chọn của tác-giả, cũng như ông đã quyết tâm từ bỏ, quên đi quá-khứ và các tác-phẩm đã từng xuất-bản, để sống qua 42 năm đó!

 

Cộng-đồng người Việt hải-ngoại xuất phát từ biến cố lịch-sử đau thương của dân-tộc Việt-Nam, đã lớn mạnh và đồng thời đóng góp tích cực cho xã hội bản xứ về nhiều lãnh vực và qua nhiều thế hệ tiếp nối.

 

Lịch sử cộng đồng hải ngoại cần được ghi chép và bởi nhiều người từ nhiều quốc gia, bộ sách của giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân sẽ là một đóng góp quý báu cho công trình tập thể này!

 

Xin trân trọng giới thiệu 42 NĂM SỐNG Ở NƯỚC MỸ: Được Gì, Mất Gì? của giáo-sư Lê Thanh Hoàng Dân.

 

Nguyễn Vy Khanh

 

23-6-2018”

 

(2) Cảm nghĩ của Nhà Văn Uyên Sơn, tác giả sách bestseller tái bản 3 lần “Cái Chết của một Dòng Sông“:

 

“Đọc cuốn sách mà tôi cứ tưởng như đang coi một…..cuốn phim của một đời người, trong đó đã phảng phất hình ảnh của biết bao con người gốc Việt trên đất Mỹ cũng như trên toàn thế giới kể từ ngày rời quê cha đất tổ ra đi….

 

Văn anh nhẹ nhàng, chân thực….nên đã khiến người đọc (là tôi) vô cùng thoải mái, đặc biệt với lời văn “phi chính trị” nên không làm người đọc phải căng thẳng với hận thù, thương ghét.

 

Tuy nhiên, chính những nhận định chân thực đó, cũng đã biểu lộ cái khí khái của một người trí thức trước thời cuộc…

 

Và điều làm thích thú thêm là quyển sách có thật nhiều hình ảnh sống động, kể cả một vài hình ảnh khiến người đọc phải mũi lòng…

 

Vợ chồng tôi sẽ đọc tiếp quyển “Thành phố New York…”.

 

(3) Cảm nghĩ của một nhà văn vừa đoạt giải thưởng “Viết về nước Mỹ“, về sách “42 năm sống ở Mỹ” của Lê Thanh Hoàng Dân. Đồng Trinh đến từ Arkansas vừa đoạt giải thưởng “Vinh Danh Tác Giả” với bài viết “Đời Tôi”.

 

“Bỏ lại sau lưng những hoài bão, sự nghiệp mà Thầy đã gầy dựng từ trái tim và khối óc. Ra đi cùng bầu đoàn thê tử, không định hướng, không tương lai. Thầy đã không bắt đầu lại bằng những ước mơ viễn vong, cũng không hoài niệm quá khứ huy hoàng đã qua. Thầy đã chấp nhận cuộc sống mới nơi xứ người với nghề bảo vệ, không danh phận, không tiếng tăm, mức lương tối thiểu.

 

Vậy mà Thầy quyết không chịu thua số phận. Từng bước, từng bước vượt qua mọi trở ngại, vừa học, vừa làm việc. Năm ngày trong tuần, Thầy là một người Mỹ da vàng, sử dụng ngôn ngử xứ người. Cuối tuần, Thầy luôn là con Rồng, cháu Việt, luôn giữ truyền thống dân tộc. Những tháng ngày cư ngụ trong ‘Xóm Việt Nam’, gia đình Thầy đã cùng chia ngọt, xẻ bùi với đồng hương qua những thức ăn thuần tuý của cả ba miền, nói lên tình đoàn kết, tình yêu quê hương, cho dù đang sống đời viễn xứ.

 

Mặt trời đang ở phía trước chúng ta. Hằng ngày, Thầy đang làm việc, mắt nhìn về tượng Nữ thần Tự Do đang quay lưng lại Thầy, ngó về phía người da trắng, Thầy không nao núng mà vẫn quyết tâm tiến tới. Đây là xứ cơ hội cho những người có ý chí phải không thưa Thầy. Hai mãnh bằng thạc sĩ cao quý đã là chứng minh thiết thực nhất để chứng minh cho gia đình, cho xã hội nhìn vào đó mà kính phục.

 

Bốn mươi hai năm sống ở Mỹ, Thầy đã được những cái mà nhiều người trẻ đang ước mơ. Bốn mươi hai năm ở Mỹ, tuy rằng Thầy đã mất đi một thành viên yêu quý trong gia đình nhưng ngược lại, Thầy đã được bù đắp lại sau đó. Tất cả các con, cháu của Thầy đã làm rạng rỡ cho gia đình, xã hội.

 

Bốn mươi hai năm rời  bỏ quê hương nhưng đất mẹ vẫn mãi còn trong tim Thầy. Những đứa con tinh thần thuở xưa đang lần lượt tìm về người cha đáng kính và những đứa con tinh thần khác nơi đây đã và đang chuẩn bị chào đời trong niềm hân hoan  chào đón của những người đang sống khắp nơi trên thế giới.

 

Quyển ‘42 năm sống ở Mỹ: ĐƯỢC GÌ, MẤT GÌ’ đáng được lưu truyền lại cho thế hệ trẻ học hỏi, hầu làm kinh nghiệm sống trong đời.

 

Xin kính chúc Thầy và ‘người tình trăm năm’ sức khỏe tràn đầy, hạnh phúc bên nhau suốt đời.

 

Dong Trinh.”

 

(4) Vann Phan, nhà văn nhà báo nổi tiếng hiện nay ở hải ngoại, BA Báo Chí, MS Anh Văn, nguyên Tổng Thơ Ký báo Người Việt, nhận định gì?

 

“Một tác phẩm rất trung thực và chân thành của một dreamer (vì thời thế) trên xứ Mỹ, một quyển sách lý thú mà các gia đình người tị nạn và di dân gốc Việt trên đất Mỹ nên đọc để rút kinh nghiệm, nhất là những người thật sự muốn hội nhập (qua tiến trình intergration thay vì adaptation hay assimilation) vào xã hội Mỹ để thăng tiến và đem lại niềm hãnh diện cho người Mỹ gốc Việt trên quê hương mới.

 

Từ một người chỉ được trang bị kỹ năng về giáo dục các thế hệ trẻ ở Việt Nam và không có chuyên môn kỹ thuật gì đáng kể, tác giả Lê Thanh Hoàng Dân đã đi học và tốt nghiệp đại học Mỹ về quản trị kinh doanh, rồi vào làm việc tại hãng Mỹ về điện toán, thật không phải là chuyện dễ đối với những người Việt định cư tại Mỹ thuộc thế hệ đầu tiên.

 

Những thành tựu của tác giả và các thành viên trong gia đình mình sau khi tái định cư tại Mỹ thật xứng đáng để cho mọi người cảm phục.

 

Điểm chính trong quyển sách “42 năm sống ở Mỹ: Được gì? Mất gì?” có lẽ là lời tâm sự và nhắn nhủ dưới đây của tác giả dành cho các thế hệ người Việt tị nạn tại Mỹ đang nỗ lực xây dựng lại cuộc đời trên quê hương mới:

 

“Các bạn mất mát nhiều trong chiến tranh, đặc biệt sau chiến tranh, khi đất nước ngưng tiếng súng… Tôi và gia đình tôi cũng vậy. Nhắc tới niềm đau đã qua, tôi nhất quyết không để niềm đau mất mát làm hại đến hiện tại và tương lai của chúng tôi. Trong suốt 43 năm nay, tôi tìm cách vượt lên khỏi những đổ vỡ, để tìm ánh sáng, tìm cách sống một cuộc đời ý nghĩa báo đền xã hội, đặc biệt tìm được sự yên bình tinh thần, để sống hạnh phúc.””

 

(5) Giáo sư Nguyễn Văn Sâm thuộc Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, mổ xẻ tác phẩm mới nhất của Lê Thanh Hoàng Dân, “42 năm sống ở Mỹ”.

 

“Năm mươi lăm năm trước (1964), Lê Thanh Hoàng Dân và tôi, hai người bạn đồng nghiệp vừa mới bước chưn vào giáo giới, cùng chung lý tưởng viết lách đàng hoàng để giao truyền những kiến thức có ích lợi cho đời, cùng mục tiêu tranh đấu chánh trị (Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến), hầu tạo nên một xã hội tốt đẹp cho Miền Nam Việt Nam. Rồi cả hai đứa, cũng như cả nửa dân tộc phía Nam vĩ tuyến, bị cuốn hút vào ngã rẽ nghiệt ngã sau cơn lốc quốc biến 75. Chúng tôi cách xa nhau từ đó, sau nầy vì định cư ở xa nhau, vì nghề nghiệp khác biệt, mới gặp lại nhau chớp nhoáng 1, 2 lần vài năm trở lại đây.

 

Chớp nhoáng vì thời gian gặp gỡ chỉ đủ cho một buổi ăn trong quán ăn nào đó, chớp nhoáng vì  những câu đối thoại chỉ quanh quẩn ở thực tế về cuộc sống hiện tại nói chung chung của người Việt tha hương. Những lý tưởng, những mơ ước, những cách thế tranh đấu thời trẻ cả hai đứa đều có lý do riêng để bỏ qua không nhắc tới, kể cả không nhắc tới cuộc sống cá nhơn sau 75 mà mỗi người đối đầu theo mỗi cách.

 

Tình bạn vẫn đẹp, nhưng những mục tiêu ngày xưa hình như mỗi người đi theo một phương thức do hoàn cảnh của từng người. Tôi bao nhiêu năm ở Mỹ viết nhiều truyện ngắn, những vấn đề văn học Miền Nam, phiên âm Chữ Nôm, góp phần trong việc làm Tự Điển Chữ Nôm… Lê Thanh Hoàng Dân, cũng thời gian đó học hành cực lực, bước qua sự khó khăn của những bước đầu với gia đình đông con nhỏ, với nỗi đau buồn nức thịt da mất đứa con yêu.  Anh cố gắng học hành để có được học vị đủ khả năng bước vào dòng chánh của nước Mỹ tạm cư. Anh làm việc, làm việc, thập niên nầy qua thập niên khác. Anh xây dựng tương lai cho con cái dâu rễ, anh hướng dẫn và giúp đỡ con cháu lập nghiệp. Thời gian qua, người bạn Lê Thanh Hoàng Dân của tôi như bị cuốn hút vào đời sống qua mau và nhìn về một hướng của xã hội nầy: tiến về phía trước để thoát cảnh nghèo cho các thế hệ sau của gia đình, tiến về phía trước để vững đường trên đất nước mới.

 

Và chúng tôi tới tuổi hưu trí. Tôi tiếp tục mày mò, tẳn mẳn với những quyển sách xưa cũ nát. Bạn tôi bay tới bay lui hầu như thường xuyên khắp trời Âu Á Mỹ, đâu đâu cũng có vết chưn  của bạn. Mọi người chỉ thấy được điều nầy. Tôi cũng vậy.

 

Nhìn bề ngoài thì như vậy. Nhưng tâm sư thầy giáo Lê Thanh Hoàng Dân  có những khuất khúc. Ông thổ lộ những khuất khúc của mình trong quyển  sách mới nhứt sau thời gian tự nguyện xa lìa không dính dáng  tới chuyện viết lách. Quyển sách mỏng mở đầu cho bộ sách dầy“

“42 năm sống ở Mỹ: Được Gì mất Gì?”

 

Sách gồm ba phần:

 

  1. Nỗi lòng người ra đi sau biến cố.

 

Đó là tâm trạng một người sắp rời xa quê hương, biết mình sẽ tách biệt với nó rất lâu, có thể là vĩnh viễn. Cái quê hương mình mến yêu, mình sống thời hoa niên và có thể là có băn khoăn khi lựa chọn ra đi hay không.

 

Để thực hiện nhiệm vụ với gia đình, Lê Thanh Hoàng Dân đã lên đường đến vùng đất mới, nơi đây trước thực tế của cuộc đời mới, quyết định quên quá khứ, đã tập quên những hoài bão, những tâm huyết của mình để thành con người mới phù hợp với hoàn cảnh mới. Ông nói: ‘Trong nhiều năm tôi cố gắng quên quá khứ để có thể tiếp tục sống với hiện tại và tương lai ở Mỹ. Cố gắng riết rồi tôi quên hẵn quá khứ của mình.’ Tâm trạng nầy là tâm trạng chung của nhiều người, nhưng biết bao người không làm được và họ sống ở giữa hai trạng thái hiện tại và quá khứ mà quên mất tương lai  mới là con đường quan trọng để tồn tại trong cuộc sống mới, trong hoàn cảnh mới.

 

Và ông thú thiệt đã trở thành người hoàn toàn khác để sinh tồn, để từ đáy xã hội Mỹ mà đi lên. Quên quá khứ ông thấy  đời mình vui lại trong hoàn cảnh bơ vơ của những năm tháng mới đến xứ người.

 

Tôi tâm đắc về vài chuyện nhỏ nhặt của tác giả khi mới tới Mỹ: Ăn buổi cơm nước mắm dầm hột gà luộc đầu tiên sao mà ngon quá. Khi dùng phải rất cẩn thận nhỏ ra vài giọt  rồi đây nắp chai lại, rồi lau miêng chai để mùi khó chịu với Mỹ khỏi bay ra …vvv khiến cho  người nhà của Host (sponsor) thắc mắc không hiểu thứ nước gì quí mà họ chắc chiu như vậy, chuyện vợ đi lạc vì ngủ quên trên xe lửa lúc đi làm về (Hai chuyện nầy thì lúc đó biết bao gia đình đã trải qua, đã có kinh nghiệm dầu là người đến đất nầy một thập niên sau 1975… )

 

Và rồi ta tự hỏi những khó khăn như vậy ông thoát ra bằng cách nào?

 

Câu trả lời là tùy theo hoàn cảnh và sự suy nghĩ của từng người. Mỗi người có cách khác nhau. Người học Luật, học kỹ sư, học để trở thành thầy giáo, người đi vào thương trường, khai thác nhà hàng tiệm ăn, người làm bảo hiểm… Lê Thanh Hoàng Dân với cố gắng của  chính mình trong việc học và nhờ sự tận tâm giúp đỡ của những người bạn Mỹ với tinh thần hào phóng giúp đỡ người di dân mới đến anh đã đạt được mảnh bằng MBA và từ đó đã hoạt động  trong lãnh vực tài chánh Mỹ.

 

Lê Thanh Hoàng Dân đã thành công ở bên VN trước 75 với một lô sách bán chạy  mấy chục cuốn, đã có chương trình ăn khách trên TV là Quê Hương Mến Yêu, qua đây ông cần một thời gian cần thiết để xây dựng lần nữa những gì mình đã đạt được và đã bỏ lại.

 

Câu hỏi ông đặt ra là: Có thù hằn không Cộng Sản đã đẩy ông vào trường hợp nầy? Lê Thanh Hoàng Dân xác quyết ông không thù hằn mà còn thương hại họ, chính họ  vì nghe lời đàn anh Cộng Sản Trung Quốc mà đưa dân tộc vào những trường hợp mất mác đất đai biển đảo, khiến cho đất nước ở vào trong thế yếu kém, vào thế lệ thuộc, phải chịu đựng những ức hiếp  nhưng không dám một lời phản đối. Ông nói: Tôi không hận thù. Tôi chỉ thương (hại) họ thôi. Ý ông nói là tội nghiệp cho thân phận họ.  Một thân phận của nước nhỏ mà lại ở vào vị thế hèn kém, lệ thuộc, không có thế giá gì với quốc tế.

 

Chúng ta cần hiểu rõ Lê Thanh Hoàng Dân về điểm quan trọng nầy. Điểm mà ông nói ở giữa hàng chữ. Hận thù là đứng ở mặt cá nhân (bị đày ải, bịt bắt bớ, tịch thu nhà cửa…) ở mặt tổ quốc (cai trị nước bằng sự khủng bố, tù đày, đánh đập, phá hoại tài sản quốc gia..) Thương hại là đứng ở mặt con người với con người.  Như ta nói tội nghiệp quá, họ chẳng nhúc nhích gì được, có miệng mà chẳng thốt nên lời. Mất đất mất biển phải ngậm câm chịu đựng. Tàu cá của dân bị tàu Trung Cộng đâm cho chìm cho bể họ chỉ dám nói là tàu lạ làm chuyện đó. Tôi nghĩ, chắc chắn rằng, để tránh hiểu lầm, Lê Thanh Hoàng Dân sẽ khai triển hơn ý nầy bằng một bài viết trong tương lai.

 

Cuối chương ba của phần 1, Lê Thanh Hoàng Dân ghi một câu thiệt đáng chú ý cho người Việt, không phải chỉ ở Mỹ mà thôi mà ở khắp nơi, ở bất cứ quốc gia nào có người Việt định cư: ‘Chúng tôi là thế hệ đầu tiên đến đây. Chúng tôi có bổn phận sống ra hồn, cho thế giới nể phục chúng ta.’

 

Lê Thanh Hoàng Dân không nói sống ra hồn là thế nào nhưng căn cứ vào toàn bộ quyển sách thì là quên quá khứ để rãnh trí mà  tiến về phía trước như học hành, làm việc để thành công cho mình và cho gia đình. Sống tự lập và tự tin ở xã hội mới.

 

Thiệt ra theo tôi (NVS), cố sống cho ra hồn còn cần thêm yếu tố  như sống xứng đáng làm người công dân tốt, không lợi dụng những chương trình giúp đỡ của chánh phủ vì tham lam chớ không vì cần thiết, không gian lận để được hưởng thêm những quyền lợi, không chà đạp người không may mắn, nhứt là người đồng hương đến sau mà ta thường thấy ở các tiện ăn, tiệm nail… Đơn giản hơn, sống cho ra hồn là làm gương sáng cho con cháu  để chúng trở thành người tốt mà hơn bốn mươi năm qua một số người Việt chúng ta chưa làm được lại còn rủ rê nhau sa đà vào con đường lợi lộc nhỏ nhen.

 

  1. Nước Mỹ đối với di dân và dân tỵ nạn.

 

Đến nước Mỹ từ năm 75 bằng đôi bàn tay trắng nếu không có sự giúp đỡ của người Mỹ thì người di dân Việt lớp đầu tiên nầy khó lòng thoár ta khỏi giai cấp nghèo đói. Nước Mỹ đã cho  người  di dân cơ hội đồng đều để bất kỳ ai nếu cố gắng cũng sẽ thành công. Ông nói  chính mình đã cố gắng ngay từ đầu là vừa đi làm vừa đi học, không nề hà khó nhọc đi làm tám tiếng, đi  hai tiếng về  hai tiếng… Học gì? Lê Thanh Hoàng Dân cho biết mình bắt đầu học Triết lại ngay từ khi mới qua nhưng vài năm sau đã bỏ môn học trừu tượng đó để chuyển sang học môn thực dụng là Quản Trị Thương Mãi (MBA), môn học thực dụng ở xứ nầy lúc đó.

 

Trong lúc buồn, lúc khó khăn thì làm gì? Tác giả nói nên tìm bạn bè VN để ủng hộ tinh thần nhau. Ủng hộ nhau để  tiến tới mục tiêu sống cho ra hồn thì sẽ thấy hạnh phúc. Còn muốn ăn nhậu sống đời ăn bám welfare thì sẽ khó thấy hạnh phúc. Sống với người Việt Nam thì sẽ hiểu văn hóa khác nhau của người Việt Nam ba miền, thưởng thức món ăn của người vùng khác, hiểu niềm tin của người tôn giáo khác… yểm trợ tinh thần nhau khi bạn bè có chuyện buồn, có hoạn hạn…

 

Ông cũng nói  muốn thành công phải biết người biết ta. Biết ta (Việt Nam) cần cù, giỏi chuyên môn biết người (Mỹ) dễ ăn nói, lưu loát vậy thì nép mình trong chuyên môn.

 

Trong vài nhận xét về cách sống của người Việt Nam, Lê Thanh Hoàng Dân nói rằng không nên Việt Nam quá nghĩa là bô bô nói đến cái quá khứ  hơn người của mình hay sống thu hẹp trong cộng đồng Việt với những tập quán thói quen đáng bỏ đi như đánh đập vợ con, ăn thịt chó. Tôi có thể thêm là chửi thề, là nói xấu nhau, là mặc quần áo  lếch thếch ra đường, là ăn cắp bồ câu, ngõng vịt tại các ao hồ, ngay cả cho các con thú nầy ăn những thức ăn của người mà đến giờ ta cũng thường thấy…

 

Tác giả thú nhận rằng trong cuộc sống của ông, ông là hai người khác biệt. Với bạn bè, ông là người Việt Nam hoàn toàn, khi đi làm việc, ông hành xử như người Mỹ trung bình. Điều nầy ai cũng biết nhưng thực hành không phải dễ dàng, nhứt là đối với người di tản năm 75, thường họ coi mình như người Mỹ và thường có thái độ xa lánh đồng bào  mình.

 

Thành công rồi về hưu rồi, có lúc ông du lịch xứ người có lúc ông về Việt Nam để tìm hiểu và đã thấy sự thật tuy rằng Việt Nam có tiến bộ nhưng chậm quá nhiều so với các nước lân bang. Và trong một lần về quê hương, ông đã được một người bạn khuyên ‘Mầy về chơi thì được nhưng đừng ở lại.’ Câu nói ngắn nhưng ai cũng hiểu có biết bao nhiêu điều tác giả nghĩ trong lòng nhưng đã không muốn viết ra giấy.

 

  1. Nhìn về tương lai.

 

Phần ba nầy có thể nói là các ý đã rải rác trong những phần trước, tôi xin không nói nhiều, chỉ ghi nhận đại ý là theo tác giả thì dân Việt ở Mỹ có tương lai tươi sang với sự phát triển các phố Việt càng ngày càng lớn ở nhiều nơi. Người sống ở Mỹ muốn thành công phải để quá khứ qua một bên mà nhìn về tương lai.

 

Quan trọng nhất trong cuốn sách là ý trả lời cho câu hỏi của tựa sách:

 

‘Đối với tôi được gì?

 

Câu trả lời của tác giả thiệt rõ ràng:

 

‘Được một đời sống tự do, không sợ hãi. Được sự yên bình và bảo đảm tài sản tôi có, sẽ không có ai đến tịch thu. Không ai nói tôi bóc lột họ nên họ phải nổi dậy lấy tài sản của tôi chia cho người nghèo như Cộng Sản thường làm tất cả những nơi họ chiếm được chánh quyền.’

 

Được gì ư nữa?

 

Được hưởng tương lai tươi sáng cho con cháu, mặc dầu gốc Việt Nam nhưng bây giờ là công dân Mỹ, sẽ sống cuộc đời của một công dân Mỹ, không bị Tàu hay Nga gì bắt nạt cả.

 

Tôi xếp sách lại. Quyển sách không làm tôi nhức đầu vì những lý thuyết xa vời. Cũng không làm tôi bực bội vì những lời tự khoe kiêu hãnh của người có may mắn thoát ra khỏi lưới chụp trước tiên và đã thành công nơi xứ người. Thành công (1) bằng sự cố gắng học hỏi, thành công (2) nhờ biết ưu khuyết điểm của mình và thành công (3) vì đi theo phương châm sống đời sống ra hồn để những di dân nước khác nễ trọng.

 

Quyển sách được viết với lời văn giản dị điểm, xuyết bằng những nhận xét thực tế. Tràn ngập trong quyển sách là lời khuyên hãy quên quá khứ của mình, quên con người cụ thể của mình ngày trước, quyết tâm lập cuộc sống mới ở đất nước người. Người đọc tinh ý sẽ thấy thấp thoáng trong quyển sách lời khuyên không quên quê hương, cái quê hương đau khổ triền miên lâu nay vì những người cầm quyền  mê muội.

 

Tôi thích quyển sách vì điều đó. Tôi thấy mình không đối lập với tác giả mặc dầu đi theo  phương thức khác: Vẫn thao thức với quá khứ, cái quá khứ không phải là cuộc đời đã qua của tôi trước khi đến Mỹ mà là quá khứ của một mảnh đất Tự do có một nền giáo dục nhân bản, có tình người thân thiện với một nền văn hóa đa diện, phóng khoáng cho đến nay chỉ còn lại rất ít và hình như đã trên đường tiêu vong.

 

Cuối cùng, tôi xin cám ơn người bạn Lê Thanh Hoàng Dân đã cho tôi nói chuyện về quyển sách của anh để nhân đó tôi có dịp trình bày một số suy nghĩ của mình.

 

Nguyễn Văn Sâm

 

(Victorville, CA, July 29, 2018)”

 

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Một tô bún bò Huế rất đặc biệt

Mấy năm trước về thăm lại quê hương vợ chồng tôi lang thang khu Chợ Lớn, đói bụng ăn một tô bún bò Huế rất độc đáo. Bún bò Huế là đặc sản của người Huế. Ngoài Huế người ta gọi tô này là tô bún bò. Nơi khác người ta gọi là bún bò Huế, để nói rõ nguồn gốc tô bún này.

Tô bún trong hình được ăn ở khu người Hoa Chợ Lớn, do một cô người Bắc nấu, người Nam bưng dọn. Ai cũng nói tiệm nầy nấu ngon. Tôi nghĩ khác, thấy họ nấu không bằng con dâu người Huế của tôi bên Mỹ. Tuy nhiên ăn tô bún ở Chợ Lớn lần này, tôi hy vọng cái gì ở Việt Nam cũng thống nhất như tô bún này, đừng chia rẽ, đừng ức hiếp vùng miền nữa.

“… Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Đôi khi tô bún còn được thêm vào thịt bò tái, chả cua, và các loại nguyên liệu khác tùy theo sở thích của người nấu.

Trong nước dùng của bún, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế.

Sau khi xương bò được hầm chín tới, người ta thường thêm vào một ít chả heo hay chả cua được quết nhuyễn. Thịt bò có thể được xắt mỏng, nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào tô bún (gọi là thịt bò tái). Người ta cũng thường cho thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ…” (Wikipedia)

 

Posted in Uncategorized | 1 Comment

Vĩnh Long: Khu lưu niệm Trần Đại Nghĩa

Mấy năm trước về thăm lại quê hương, vợ chồng tôi đã về thăm lại quê Mẹ ở làng Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tam Bình nằm bên cạnh nơi sanh của cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, người đã đẩy mạnh phong trào Đổi Mới ở Việt Nam.

Ở đây nhiều người còn nhắc đến Trần Đại Nghĩa, một khoa học gia cha đẻ của ngành Công Nghiệp Quốc Phòng Việt Nam. Người ta đã lấy tên của Ông để đặt tên một con đường ở Hà Nội, Đà Nẵng và Sài Gòn.

Ông được sanh ra ở Tam Bình, học ở Pháp, làm việc ở Hà Nội, và chết ở thành phố Sài Gòn, đã bị Phe Chiến Thắng đổi tên là Hồ Chí Minh.

Người ta cũng lấy tên Ông đặt tên cho nhiều trường Trung Học cả nước, đáng kể nhất là Trường Trung Học Trần Đại Nghĩa ở Sài Gòn, và Tam Bình. Ở Việt Nam ngày nay có một trường đại học Trần Đại Nghĩa, chuyên về Công Nghệ Kỹ Thuật Quân Sự, chuyên đào tạo sĩ quan kỹ thuật và kỹ sư công nghệ. Trường nằm ở thành phố Sài Gòn.

Vừa rồi người ta cũng lấy tên Ông đặt tên cho một chiếc tàu Hải Quân Việt Nam với ký hiệu HSV 6613. Tàu nầy chuyên đáp ứng nhu cầu khảo sát và đo đạc biển. Không biết tàu này có đóng góp gì đáng kể cho công cuộc bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa không? Tương lai sẽ trả lời.

Cuộc đời Ông cho thấy rõ rệt sự bi thảm của chiến tranh huynh đệ tương tàn vừa qua. Là một đứa con của miền Nam, Ông phục vụ cho một chánh quyền chủ trương chiếm miền Nam bằng bạo lực, và kỳ thị, khống chế miền Nam sau chiến thắng.

Ngày 30 tháng Tư đánh dấu một giai đoạn lịch sử tệ hại cho miền Nam, ông đã viết trong sổ tay một câu bất hủ: “Hoàn thành nhiệm vụ”. Đâu đó Ông có lần nói “Bạn bè của tôi ở lại bên Pháp, họ đều sung sướng, đầy đủ hơn tôi rất nhiều. Nhưng về khía cạnh phụng sự Tổ quốc, họ chẳng có gì cả”.

Phục vụ Cộng Sản Quốc Tế đánh chiếm miền Nam cho Nga Sô và Trung Quốc, Ông tin tưởng đó là yêu nước.

 

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Về thăm mồ mã Ông Bà Cha Mẹ ở miền Tây

Mỗi lần về thăm lại quê hương, vợ chồng tôi đều mướn xe chở nguyên đại gia đình lập nghiệp ở Sài Gòn, về thăm mồ mã đại gia đình ở miền Tây, vui lắm.

Đồng bằng sông Cửu Long được người miền Nam trước năm 1975 biết đến với tên ngắn gọn Miền Tây hay vùng châu thổ sông Mekong (Cửu Long). Sở dỉ gọi sông Mekong ở đây là Cửu Long (9 con rồng) là tại vì ở đây sông này được chia ra làm 9 nhánh đổ ra biển, như 9 con rồng của miền Nam.

Với những đập trên thượng nguồn sông này ở Trung Quốc, miền Tây thiếu nước, hạn hán, ngập mặn, nước sông Cửu Long thiếu phù sa, tương lai rất đen tối. Các chuyên gia tiên đoán miền đất này sẽ bị sụp từ từ. Nhân danh nông dân cụ Hồ làm cách mạng, giải phóng (?) miền Nam. Nhưng miền Nam ngày nay tan tành vì bạn Vàng môi hở răng lạnh của Cụ.

Đây là miền đất cực Nam của nước Việt Nam. Sau sự kiện 1975, tôi để ý thấy cái gì ở miền Nam cũng được Phe Thắng Cuộc gọi là Nam Bộ. Ngày nay người ta gọi miền Tây là Miền Tây Nam Bộ hay Đồng Bằng Nam Bộ.

Miền Tây được biệt danh là “Vựa Lúa” của nước Việt Nam. Nhờ vùng nầy Việt Nam xuất cảng hạng nhất hoặc có năm hạng nhì về lúa gạo. Gần đây vùng này còn được biệt danh “Kho tàng Sinh Vật Học” (Treasure Biological trove) vì người ta đã khám phá hơn 10,000 loài sinh vật mới ở những vùng chưa nghiên cứu trước đây, trong số này có loại chuột núi Lào (Laotian Rat) tưởng đã tuyệt chủng.

 

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Nhâm nhi ly cà phê 30 tháng Tư

Mấy năm trước về thăm lại quê hương, vợ chồng tôi đến uống cà phê ở quán tên quán cà phê Sân Vườn 30/4. Quán này nằm ở sau vườn dinh Độc Lập ngày xưa. Thời trước 30 tháng Tư đây là dinh của các lãnh đạo miền Nam. Tổng Thống Thiệu từng ở đây.

Ngày nay đây là quán cà phê, các bạn có thể tới ngồi nhâm nhi cà phê buổi sáng, ăn sáng, hoặc ăn trưa, bóng cây mát rượi, cuộc đời cũng dễ chịu lắm. Cuộc chiến đã chấm dứt. Bây giờ cái gì làm ra tiền được, họ đều làm.

Ngày 30 tháng Tư, triệu người vui, triệu người buồn. Ngồi dưới bóng cây, nhâm nhi ly cà phê, tôi nghĩ về quá khứ những ngày xa xưa thời tuổi trẻ, tôi còn sống ở Sài Gòn. Hay lắm.

Trước năm 1975 khi tôi còn sống và dạy học ở Sài Gòn, tôi chưa bao giờ đến gần đuợc dinh này. Đây là dinh Tổng Thống của miền Nam Việt Nam thời đất nước bị chia đôi. Lúc đó Sài Gòn thường có binh biến, nên người ta canh giữ không cho ai tới gần dinh.

Thời Việt Nam Cộng Hòa nó có tên dinh Độc Lập. Con đường trước dinh là đường Thống Nhất. Sau năm 1975 nó bị Cộng Sản đổi tên là dinh Thống Nhất. Con đường trước dinh lấy tên Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Lê Duẩn. Và thành phố Sai Gòn lấy tên của lãnh tụ Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Lang thang công viên Tao Đàn ở Sài Gòn

Mấy năm trước về thăm quê hương, vợ chồng tôi thỉnh thoảng lang thang đi bộ ở Vườn Tao Đàn. Vườn này còn được biết đến với nhiều tên như Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô.

Trước năm 1975 ở đây có câu lạc bộ tên “Cercle Sportif” (Câu lạc bộ Thể thao). Sau năm 1975 Vườn Tao Đàn được đổi tên là Công viên Văn hóa Tao Đàn, và Câu lạc bộ thể thao được đổi tên là Câu lạc bộ Văn hóa.

Tên Vườn Tao Đàn được đặt sau khi đất nước độc lập. Bốn con đường bao quanh công viên này được đổi tên mới là: Huyền Trân Công chúa, Hồng Thập Tự, Lê Văn Duyệt, và Nguyễn Du.

Sau năm 1975, đường Hồng Thập Tự được đổi tên một cán bộ Cộng Sản là Nguyễn Thị Minh Khai, Vườn Tao Đàn đổi tên thành Công Viên Văn Hóa Tao Đàn. Đây là nơi triển lãm Hội Hoa Xuân mỗi dịp Tết đến.

Tôi để ý thấy sau năm 1975 Cộng Sản lấy tên mấy cán bộ của họ đổi tên thành phố và đường tại Sài Gòn. Cái gì ở đây bây giờ cũng có thêm hai chử Văn Hóa, như Xóm Văn Hóa, Công Viên Văn Hóa v.v.. Do đó khi về đây tôi đi lạc, đọc tên đường không biết là ai, tôi tin chắc đây là một ông Cộng Sản nào đó.

 

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Panama: Rừng mưa hai bên bờ kênh đào Panama

Con đường qua kênh đào Panama được vây quanh bởi núi rừng, rất đẹp. Rừng hai bên kênh là Rừng Mưa nổi tiếng, cây cối xanh um, đẹp tuyệt vời.

Suốt đoạn đường gần 9 tiếng tàu vượt kênh đào Panama, du khách được thuyền trưởng thông báo mô tả chi tiết mỗi địa đành đi qua, hay lắm. Phải đi để thấy và hiểu. Mô tả lại không diễn tả hết sự tuyệt vời của chuyến đi.

 

Posted in Uncategorized | Leave a comment